Bệnh trầm cảm là căn bệnh học đường phổ biến ở trẻ em, đây là một dạng triệu chứng rối loạn tâm lý, gây cảm giác mất hứng thú và buồn chán kéo dài dai dẳng. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, chứng bệnh sẽ ảnh hướng đến cách hành xử, suy nghĩ, cảm nhận của trẻ; nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới những vấn đề về tinh thần và thể chất. Vậy khi trẻ trầm cảm phải làm sao và dầu hiệu nhận biết là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một căn bệnh gây rối loạn cảm xúc, thường được biểu hiện bằng những quá trình ức chế các hoạt động tâm thần như: cảm xúc, vận động và tư duy.
Biểu hiện của trầm cảm điển hình thường được biểu hiện ở việc giảm sự tập trung chú ý, giảm lòng tự tin và tự trọng, sắc khí trầm, không quan tâm hay hứng thú với những việc yêu thích, giảm năng lượng, thường xuyên mệt mỏi và không hoạt động kéo dài ít nhất 2 tuần.
Chứng bệnh thường đi kèm theo một số biểu hiện như cảm giác tự ti, tội lỗi, buồn chán hầu như cả ngày, bi quan, nhìn tương lai ảm đạm, ý tưởng và có hành vị tự huỷ hoại, tự sát, suy nghĩ đến cái chết hoặc hành vi tự sát,…
Dấu hiệu nhận biết trẻ trầm cảm
Để giải đáp được thắc mắc trẻ trầm cảm phải làm sao, các bậc phụ huynh cần nắm rõ được những dấu hiệu nhận biết bệnh ở trẻ.
Triệu chứng cơ thể
Triệu chứng đầu tiên phụ huynh cần để ý là trẻ thường xuyên bị đau đầu, đau ngực, đau bụng, ngột ngạt kèm theo cảm giác lo âu, buồn chán,…
Các biểu hiện triệu chứng cơ thể rất nổi bật nên với cá bé ở mức nhẹ thường không được phát hiện sớm để chẩn đoán điều trị. Một số bố mẹ không biết thường đưa con đến các bệnh viện nhi khám bệnh ở các khoa bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá,…
Sắc khi trầm
Dấu hiệu thường thấy khi trẻ hay có cảm giác buồn chán không giải thích được nguyên nhân, hay khó chịu, cáu kỉnh, không có hứng thú học tập, làm việc cả khi ở trên lớp hay ở nhà.
Giảm tư duy
Trẻ khó tiếp thu, tập trung chú ý trong các giờ học, vì thế mà kết quả học tập giảm sút rõ rệt. Quá trình này có thể đột ngột diễn ra hoặc từ từ trong một khoảng thời gian. Khi nhận ra dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh về tâm lý.
Một số trẻ lại có dấu hiệu ban đầu hưng phấn với việc học, kết quả trở nên rất tốt nhưng sau đó lại bị giảm sút một cách rõ rệt.
Xa lánh các hoạt động xã hội
Trẻ con vốn hiếu động và rất thích tham gia các hoạt động ngoại khoá. Vậy nên nếu bạn nhận thấy trẻ bỗng tự thu mình, cô lập với bạn bè, không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động vui chơi thì đây chính là dấu hiệu của chứng trầm cảm.
Thậm chí, trẻ còn thơ ơ, xa lánh ngay cả những người thân thiết như bố mẹ, anh chị trong gia đình. Mỗi mức độ khác nhau trẻ sẽ có biểu hiện khác. Vậy khi nhận thấy trẻ trầm cảm phải làm sao? BSUC khuyên bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đi kiểm tra tại các bệnh viện tâm lý.
=>Xem thêm: https://banhocthongminhbsuc.com/dau-hieu-can-thi-o-tre-em-me-can-biet-va-cach-khac-phuc/
Rối loạn giấc ngủ
Trẻ đột nhiên có giấc ngủ nhiều hơn bình thường hoặc mất ngủ, ngủ ít hơn, thậm chí có thể thường xuyên gặp ác mộng. Trẻ nằm lâu nhưng khó vào giấc, thường xuyên phàn nàn với bố mẹ khó ngủ, hay bị tỉnh giấc giữa đêm, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo,…
Rối loạn ăn uống
Bố mẹ cần để ý nếu thấy con có cảm giác chán ăn, mất hứng thú trong bữa ăn, không có cảm giác ngon miệng, dẫn đến trẻ bị sút cân. Bên cạnh đó cũng có những trẻ có dấu hiệu ăn nhiều hơn bình thường, ăn liên tục, vô độ khiến bị tăng cân.
Rối loạn hành vi
Bên cạnh những triệu chứng về cơ thể, cảm xúc thì những dấu hiệu trẻ rối loạn hành vi cần được để ý ngăn chặn kịp thời. Một số biểu hiện cụ thể như hành vi chống đối xã hội, chống đỗi người lớn, bố mẹ, quậy phá, trộm cắp, trốn học, chơi với bạn xấu,…
Nguyên nhân khiến trẻ trầm cảm
Nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm ở trẻ em là do cả yếu tố sinh học và tác động môi trường xung quanh. Nhiều bé bị trầm cảm do có tiền sử bố mẹ mắc bệnh hoặc do một bệnh về tâm thần khác.
Theo các chuyên gia, trầm cảm liên quan đến những sự thay đổi đột ngột trong não bộ của bé, chất dẫn truyền thông tin từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác bị rối loạn. Việc này khiến cho não không hoạt động được bình thường, dẫn đến chứng trầm cảm hoặc các bệnh tâm thần khác.
Bên cạnh yếu tố về sinh học, nguyên nhân khiến trẻ trầm cảm có thể là do bắt nguồn từ những sự việc, sự kiện đau thương trong cuộc sống. Một số ví dụ có thể kể đến như trẻ có quá khứ bị bỏ rơi, gặp các vấn đề tiêu cực trong thời gian dìa ở trường học, bị xâm hại, lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm,… Dôi khi có thể là những sự mất mát như bố mẹ ly hôn, người thân yêu qua đời đột ngột,… Tất cả đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm.
=>>Xem thêm nguyên nhân cận thị ở trẻ em tại đây
Khi trẻ trầm cảm phải làm sao?
Sau khi nhận biết những dấu hiệu, vậy trẻ trầm cảm phải làm sao? Bản thân trẻ bị trầm cảm không hề có lỗi. Các em không phải là người yếu đuối và cũng không bị khiếm khuyết về tính cách. Khi bé bị trầm cảm, không thể kỳ vọng đơn giản động viên các bé “chỉ cần vui lên” là hết được. Các bé cần nhận được tình yêu thương, che chở từ bố mẹ và cần được kịp thời điều trị để có thể chữa khỏi sớm, tránh ảnh hưởng đến tuổi thơ và sau này của con. Bố mẹ có thể tham khảo một số cuốn sách tâm lý để có thể hiểu rõ về cảm xúc và suy nghĩ của con, từ đó giúp thấu hiểu con hơn.
Khi bố mẹ nhận thấy những biểu hiện của bệnh trầm cảm, ngay lập tức, phụ huynh phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, khám chữa bệnh kịp thời.
Sau cùng, tất cả trẻ em đều cần được tôn trọng, yêu thương và quý mến, nhất là ở những người thân thiết như cha mẹ, anh chị em. Hy vọng bài viết trên của BSUC đã giải đáp được thắc mắc khi trẻ trầm cảm phải làm sao và những dấu hiệu nhận biết cho bố mẹ!
Hãy để lại bình luận. Phản hồi của các bạn sẽ giúp chúng tôi cải tiến