Hiện nay, tình trạng trẻ bị cận sớm đang gia tăng rất nhanh. Thậm chí, có những bé được chẩn đoán bị cận thị khi chỉ mới 3 tuổi. Đáng buồn là nhiều gia đình không kịp thời phát hiện khi con có dấu hiệu. Cận thị sớm và tiếp tục tăng độ không ngừng theo thời gian sẽ gây ra những vấn đề về mắt nghiêm trọng. Bài viết này, BSUC sẽ chia sẻ những dấu hiệu cận thị ở trẻ em mẹ cần biết sớm và những cách khắc phục!
Những dấu hiệu cận thị ở trẻ em đáng báo động
Con thường xuyên dụi mắt
Khi bạn quan sát để ý thấy con thường có biểu hiện giơ tay lên dụi mắt để cố gắng tập trung lâu vào một vật nào đó, hoặc khi con đang vui chơi, đó có thể là dấu hiệu của cận thị, bạn cần để tâm tới.
Việc con dụi mắt cũng có thể là do trẻ đang bị mỏi mắt khi xem tivi, điện thoại, máy tính bảng… trong thời gian quá lâu. Mẹ nên hạn chế thời gian xem của con để mắt có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Thường xuyên đọc sách hoặc xem tivi gần
Vì trẻ còn nhỏ nên có thể không ý thức được việc mình bị cận nhưng con vẫn nhận ra việc bản thân không nhìn rõ sự vật ở xa. Điều này sẽ khiến trẻ tìm mọi cách để rút ngắn khoảng cách nhìn lại. Bạn cần để ý con, và nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện sau thì khả năng là dấu hiệu cận thị ở trẻ em, bạn nên đưa con đi kiểm tra mắt.
- Để sách vở, đồ vật, thiết bị điện tử ở rất gần mắt
- Luôn cố gắng ngồi rất gần với màn hình tivi
- Khi viết bài, đọc sách, trẻ cúi đầu rất thấp
- Trẻ không thích nhìn xa, luôn muốn ngồi vị trí gần bảng ở trường học
- Không quan tâm, yêu thích với những hoạt động, những môn thể thao cần tầm nhìn xa.
Nhảy cảm với ánh sáng và chảy nhiều nước mắt
Trẻ bị chảy nước mắt đột ngột có thể là do nhiều nguyên nhân như mỏi mắt, dị ứng, ngáp hoặc kích ứng. Tuy nhiên, nếu con thường xuyên bị chảy nhiều nước mắt cùng với một số triệu chứng như trên thì nó cũng có thể là dấu hiệu bị cận thị.
Phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt
Sử dụng ngón tay trỏ theo các từ cần đọc thường thấy ban đầu ở trẻ khi con mới học độc và cố đọc to từng từ. Sau một khoảng thời gian, trẻ có thể tự đọc tập trung lần lượt bằng mắt. Nếu khi trẻ đã quen mặt chữ, mà vẫn cần dùng ngón tay lần theo chứ, bị lạc khỏi chỗ cần đọc thì bạn nên cân nhắc đưa bé đi kiểm tra thị lực.
Trẻ nheo mắt để nhìn rõ hơn
Một sự thật đó là khi tầm nhìn giữa hai mắt có sự khác biệt, việc nhắm hoặc nheo một bên mắt có thể khắc phục và giúp nhìn rõ hơn. Do đó, phụ huynh và giáo viên cần theo dõi trẻ và phát hiện sớm những bé thường nheo mắt, nghiêng đầu khi quan sát sự vật hay bài giảng trên lớp. Khi nhận thấy những dấu hiệu đó, giáo viên nên kịp thời trao đổi với phụ huynh để đưa trẻ đi kiểm tra mắt.
=>>Xem thêm: REVIEW ĐÈN HỌC CHỐNG CẬN BẢO VỆ MẮT CHO BÉ HIỆU QUẢ
Đau mỏi mắt khi dùng máy tính
Một trong những dấu hiệu cận thị ở trẻ em phổ biến là thường xuyên mỏi mắt. Nếu con than phiền với bạn về việc liên tục đau nhức, mỏi mắt, hay theo dõi tần suất con gặp triệu chứng này.
Thời đại công nghệ số phát triển, trẻ được tiếp cận sớm với các thiết bị điện tử thông minh, máy vi tính. Việc thường xuyên sử dụng sẽ khiến trẻ hay bị mỏi mắt. Bạn hãy nhắc nhở bé thường xuyên cho mắt nghỉ mỗi 20 phút để tập nhìn xa ở các vật cách tối thiểu 60m trong khoảng 20 giây. Nếu trẻ gặp tần suất này nhiều thì cần đưa bé đi khám mắt.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài những biểu hiện phía trên, phụ huynh cũng cần để ý tới một vài biểu hiện khác: trẻ không thích tham gia các hoạt động liên quan đến thị giác, đạt hiệu quả kém như tô màu, vẽ tranh, tập đọc; Trẻ khó nhìn rõ những sự vật ở xa cách trên 1m; thường xuyên phải mượn vở chép bài của bạn do không nhìn được các chữ trên bảng;….
Các cách khắc phục khi có dấu hiệu cận thị ở trẻ em
Bệnh cận thị có thể được khắc phục và ngăn chặn bằng nhiều cách. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là tạo cho trẻ thói quen sử dụng mắt tốt:
- Rèn luyện cho con tư thế ngồi học đúng, chăm sóc mắt đúng cách.
- Đảm bảo cường độ ánh sáng đủ trong các phòng học, không gian học tập của trẻ.
- Không để trẻ học tập, làm việc bằng mắt liên tục kéo dài trong nhiều giờ
- Tập cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt thư giãn hoặc tập nhìn ra xa sau mỗi giờ học.
- Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, C, E, Calcium,..
- Sử dụng bàn học thông minh, ghế chống gù, đèn học chống cận từ sớm cho trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo các mẫu sản phẩm thông minh chống cận cho bé tại website của BSUC.
Các vấn đề về thị lực của bé thường không có biểu hiện rõ ràng đặc biệt đặc biệt khi ở giai đoạn mới, trẻ thường ngại chia sẻ với bố mẹ. Chính vì vậy, qua bài viết trên, BSUC hy vọng các bậc cha mẹ sẽ quan tâm hơn đến các dấu hiệu cận thị ở trẻ em để có những cách khắc phục kịp thời!
Hãy để lại bình luận. Phản hồi của các bạn sẽ giúp chúng tôi cải tiến