Mách bạn các nguyên nhân cận thị ở trẻ em và cách khắc phục

Hiện nay, theo các thống kê, tình trạng trẻ bị cận thị đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Nếu không được kịp thời phát hiện để điều trị, tình trạng thị lực của trẻ sẽ bị suy giảm nặng hơn, ảnh hướng đến sự phát triển sau này. Bài viết dưới đây, BSUC sẽ chia sẻ các nguyên nhân cận thị thường gặp ở trẻ và các cách khắc phục nhé!

Cận thị và dấu hiệu nguyên nhân cận thị

Cận thị là gì?

Hiện nay, bệnh cận thị ngày càng có xu hướng tăng cao và trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây. Theo thống kê, nguyên nhân cận thị chủ yếu là do làm việc, ngồi học sai tư thế và thường xuyên sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử trong thời gian dài, hoặc do gen di truyền. 

Cận thị là gì?
Cận thị là gì?

Dấu hiệu nhận biết cận thị

Dấu hiệu cơ bản để nhận biết cận thị là người bệnh gặp khó khăn trong việc quan sát các sự vật ở khoảng cách xa. Các triệu chứng điển hình của tật cận thị thường như sau:

  • Liên tục phải nheo mắt để quan sát các vật ở xa
  • Khi nhìn sự vật sự việc lâu sẽ có tình trạng mỏi mắt, mờ nhoè và không nhìn rõ được sự vật, hiện tượng.
  • Đặc biệt, vào ban đêm, người bị cận thị càng khó quan sát được sự vật.

Trẻ nhỏ được coi là một trong đối tượng dễ bị cận thị nhất và nguyên nhân cận thị chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, một phần là do bẩm sinh. Phụ huynh cần lưu ý nếu bé nhà mình có những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ phải dùng ngón tay để dò chữ khi đọc bài hoặc trẻ đọc nhảy không theo thứ tự
  • Trẻ giữ khoảng cách gần khi xem tivi, hoặc phải nhìn sát vào màn hình mới thấy rõ được các sự vật, hình ảnh
  • Khi ngồi học, trẻ thường xuyên cúi sát mặt vào mặt giấy, sách vở để viết hay đọc bài
  • Trẻ thường xuyên nheo mắt hoặc dụi mắt để có thể nhìn ra xa
  • Trẻ sợ ánh sáng mạnh và hay bị chói mắt
  • Trên lớp, trẻ có xu hướng muốn ngồi ở vị trí gần bảng để nhìn thấy được rõ chữ.
Dấu hiệu bệnh cận thị
Dấu hiệu bệnh cận thị

Nguyên nhân cận thị

Nguyên nhân cận thị do bẩm sinh

Nguyên nhân gây cận thị bẩm sinh ở trẻ em là do sự phát triển bất thường, sai lệch của các tế bào trong thời kỳ phôi thai. Những rối loạn bất thường đó gây ảnh hưởng tới các cơ quan cấu tạo nên khúc xạ nhãn cầu: độ cong võng mạc, độ sâu tiền phòng,… Theo nghiên cứu, nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ mắc cận thị thì khả năng sinh con bị cận thị là khá cao.

  • Nếu trẻ có cả bố và mẹ cùng mắc cận thị thì khả năng trẻ bị cận thị lên tới 60%
  • Đặc biệt, nếu bố mẹ của trẻ bị cận thị nặng từ 6 diop trở lên thì nguy cơ mắc cận thị ở trẻ là gần như 100%
  • Nếu chỉ bố hoặc mẹ mắc cận thị, tỷ lệ sẽ chỉ còn 40% ở trẻ
  • Với những trẻ có bố mẹ không bị cận thị, tỷ lệ sẽ chỉ có từ 6 – 15%

Nguyên nhân cận thị do các yếu tố môi trường

Ngoài yếu tố bẩm sinh, nguyên nhân cận thị còn do nhiều yếu tố từ môi trường xung quanh, hoặc do thói quen sinh hoạt.

  • Ánh sáng: Đây là yếu tố đầu tiên cần quan tâm vì thị lực của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của ánh sáng. Trẻ thường xuyên có thói quen đọc sách, học tập, xem điện thoại, xem phim ở môi trường với cường độ ánh sáng quá yếu hay quá mạnh thì nguy cơ mắc cận thị là rất cao.
  • Bàn ghế ngồi học: Bàn quá cao hay ghế qua thấp cũng là nguyên nhân gây ra tật cận thị. Khoảng cách giữa mặt bàn và mắt trẻ không đạt chuẩn sẽ gây ra cận thị. Các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên cho trẻ sử dụng bàn ghế thông minh chống gù, chống cận từ sớm để có thể giảm thiểu các căn bệnh học đường. Phụ huynh có thể tham khảo các mẫu bàn học thông minh tại website của BSUC banhocthongminh.com 
Bàn học thông minh giúp ngăn ngừa gù lưng và cận thị ở trẻ
Bàn học thông minh giúp ngăn ngừa gù lưng và cận thị ở trẻ
  • Tần suất sử dụng điện thoại thông minh, máy tính quá nhiều: Ánh sáng ở máy tính và điện thoại có chứa các tia bức xạ khi tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào thần kinh thị giác của trẻ.

Những nguyên nhân cận thị khác

Một số yếu tố khác khiến trẻ mắc cận thị như:

  • Mắt trẻ có hình dạng giác mạc hoặc thể thuỷ tinh quá cong so với nhãn cầu thì khả năng mắc cận thị rất cao
  • Trục nhãn cầu của mắt quá dày đến mức làm ảnh hưởng đến thể tinh thuỷ và sự hội tụ hình ảnh ở trên giác mạc của mắt. Điều này làm các tia sáng hội tụ ở cùng một điểm trước võng mạc thay vì như bình thường là ở vị trí trên võng mạc.

=>Xem thêm: Dấu hiệu cận thị ở trẻ em

Những cách khắc phục tật cận thị

Nếu để trẻ bị cận thị quá nặng, quá lâu mà không có những phương pháp điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới chứng đục thuỷ tinh thể sớm, thoái hoá võng mạc hoặc thậm chí là mất thị lực. Dưới đây, BSUC chia sẻ một số biện pháp giúp khắc phục nguyên nhân cận thị:

  • Tập luyện các bài tập mắt để cải thiện thị lực: tập đảo mắt, tập nhìn xa, nhắm mắt thư giãn, nhìn tập trung vào vật thể ở xa… Đây là một số bài tập giúp cải thiện hạn chế tăng độ cận. Nó có tác dụng giúp mắt thư giãn và giảm nhức mỏi.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc và học tập hàng ngày: thay vì học tập và làm việc căng thẳng trong một khoảng thời gian dài, bạn nên chia nhỏ khoảng thời gian. Và phải làm việc, học bài ở những nơi có đầy đủ ánh sáng, ngồi đúng tư thế. Đảm bảo tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng canxi, crom, vitamin A vào các bữa ăn.
  • Sử dụng kính cận: Trẻ cần được sử dụng kính cận kịp thời khi phát hiện mắc cận thị. Để lựa chọn được tròng kính và độ cận phù hợp, bạn cần được đi khám chuyên khoa mắt và nghe lời khuyên từ bác sĩ.
  • Sử dụng đèn học chống cận khi học tập và làm việc.
Đèn học chống cận bảo vệ mắt cho bé
Đèn học chống cận bảo vệ mắt cho bé
  • Phẫu thuật: phương pháp này chỉ áp dụng với những đối tượng đủ 18 tuổi trở lên. Phương pháp này đem lại cho bạn một đôi mắt sáng mà không cần đến kính cận. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, mắt sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng và khả năng tái phát cận thị là rất cao nếu không biết cách sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, một số yêu cầu đủ để được phẫu thuật là không mắc bệnh tiểu đường, không mang thai, không đang cho con bú và không được mắc các bệnh lý khác về mắt như lác, nhược thị, võng mạc, viêm nhiễm,…

Nếu trẻ chưa bị cận thị thì bố mẹ có thể hoàn toàn ngăn chặn nó. Theo các nghiên cứu, những hoạt động ngoài trời có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của cận thị. Do đó, bố mẹ hãy khuyến khích dành thời gian cho trẻ vui chơi ngoài trời, giảm bớt thời gian ngồi tước màn hình tivi và máy tính.

Trên đây, BSUC đã chia sẻ tới bạn đọc về các nguyên nhân cận thị cùng với những phương pháp khắc phục. Hy vọng bài viết sẽ giúp các phụ huynh có được những thông tin bổ ích về cách chăm sóc vào bảo vệ mắt cho trẻ em!

Bạn có thích bài viết này không?
Hãy để lại bình luận. Phản hồi của các bạn sẽ giúp chúng tôi cải tiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *