BSUC mách mẹ các cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu

Trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ nhỏ, việc ghi nhớ một lượng kiến thức lớn hay các kỹ năng quan trọng là vô cùng cần thiết. Các mẹ thường lo lắng bé sẽ không theo nổi lượng kiến thức, khiến con khó tiếp thu và mau quên. Bạn đừng quá lo lắng, dưới đây, BSUC sẽ mách bạn các cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu!

Những biểu hiện hay mất tập trung ở trẻ

Việc kém tập trung ở trẻ có thể chỉ là một biểu hiện thông thường dễ gặp ở các bé nhỏ. Ở dạng này, kém tập trung thường được thể hiện như:

  • Trẻ có tính tò mò, hiếu kỳ nhưng khi bắt tay vào làm thì nhanh chán và dễ bỏ dở, khó ở yên một chỗ để tập trung làm một việc nào đó cho đến lúc hoàn thành.
  • Với việc học, đặc biệt là làm bài tập về nhà hay các việc hàng này, bé hay cảm thấy uể oải, mơ màng, mệt mỏi, lơ là.
  • Bé hay có hiện tượng học trước quên sau, khó khăn trong việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức mới.

Tuy nhiên, nó có thể nghiêm trọng hơn nếu là bệnh lý kém tập trung. Bệnh lý này được chia làm 2 loại chính:

  • ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) Đây còn được coi là hội chứng tăng động – giảm chú ý ở trẻ. Theo như các nghiên cứu, trung bình 100 trẻ sẽ có khoảng 3-5 trẻ mắc hội chứng này. Đặc biệt, tỉ lệ mắc ở bé nam cao gấp 3-4 lần so với bé gái. Biểu hiện của bệnh này là tình trạng bé thiếu sự kiên nhẫn, hiếu động thái quá, thường xuyên phân tâm và không tập trung.
  • ADD (Attention Deficit Disorder). So với ADHD, đây cũng là chứng rối loạn giảm chú ý nhưng nhẹ hơn. Trẻ có biểu hiện không chú ý lắng nghe khi giao tiếp trực tiếp, tránh xa, dễ phân tâm, không thích tham gia vào các hoạt động tập thể,…
Những biểu hiện hay mất tập trung ở trẻ
Những biểu hiện hay mất tập trung ở trẻ

Các cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu

Tạo cho trẻ cảm giác hào hứng khi học tập

Dù cho là người lớn hay trẻ nhỏ, mọi người cũng đều sẽ ghi nhớ bài học rất nhanh và lâu nếu tạo được cảm giác hứng thú trong học tập. Một số phương pháp đơn giản như sử dụng hình ảnh minh hoạ để mô tả các bài học, dạy trẻ kiến thức mới bằng những bài hát, bài vè liên quan,… Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng việc học bằng những hình ảnh sẽ được lưu trữ trong não bộ lâu hơn rất nhiều so với các kiến thức thông thường.

Việc các giáo viên sáng tạo trong phương pháp giảng dạy sẽ truyền cho chúng được cảm hứng học tập tốt hơn. Khi trẻ thích thú thì việc tiếp thu kiến thức quan trọng sẽ nhanh và lâu hơn rất nhiều. Nếu thực hiện phương pháp này trong một khoảng thời gian dài liên tục, não bộ của trẻ sẽ phát triển hơn và trẻ sẽ có khả năng sáng tạo vượt trội hơn.

Tạo môi trường học tập yên tĩnh cho trẻ

Cha mẹ nên bố trí một không gian học tập, làm việc riêng cho con, phù hợp với từng lứa tuổi. Phụ huynh cũng nên lưu ý đến sở thích, thói quen của trẻ, sắp xếp không gian năng nắp, gọn gàng, không để nhiều đồ đạc hoặc đồ chơi kiến trẻ bị xao động, mất tập trung. Điều này giúp con thoải mái học tập và sáng tạo hơn.

=>Xem thêm: 6 CÁCH GIÚP TIẾP THU KIẾN THỨC NHANH Ở HỌC SINH

Dạy con ghi chú mọi thứ ra giấy

Dạy con ghi chú mọi thứ ra giấy
Dạy con ghi chú mọi thứ ra giấy

10 lần đọc không bằng 1 lần viết. Vì vậy, một cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu hiệu quả nhất chính là việc dạy con ghi chép lại những phần kiến thức quan trọng ra giấy, vở. Hay đây người ta còn gọi là phương pháp sử dụng thẻ học tập. Cha mẹ có thể lựa chọn mua ở các hiệu sách hoặc cũng có thể tự làm ra chúng cùng với con. Chọn những mảnh bìa cứng cáp, cắt vuông vức với khoảng trống vừa phải. Vẽ trên đó những chữ cái hoặc con số, hình ảnh rồi cho con chơi với những tấm thẻ này hàng ngày. Việc này sẽ kích thích não bộ của trẻ, giúp con ghi nhớ tốt hơn.

Kết hợp giữa học tập và giải lao

Việc học tập, tiếp thu kiến thức liên tục trong một khoảng thời gian khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng, sẽ gây ra hiện tượng mệt mỏi. Thể trạng và sức khỏe của bé vô cùng quan trọng. Nếu không được nghỉ ngơi kịp thời, não bộ sẽ bị quá tải, stress, gây ra hiện tượng đau đầu. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ khoảng 5-15 phút sau khoảng 30-35 phút học tập. Sau đó, lặp lại kiến thức cũ một chút trước khi chuyển sang phần kiến thức mới nhé.

Lập thời gian biểu học tập, ôn tập

Khi con bắt đầu có những dấu hiệu quên kiến thức mình đã được học trước đó, đây là thời điểm tốt nhất để cha mẹ cho con ôn tập kịp thời. Phương pháp này là phương pháp rèn luyện não bộ giúp con nhớ bài tốt hơn dựa trên một thời gian biểu phù hợp với con.

Cha mẹ có thể tham khảo 4 khung giờ vàng học tập – cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu như sau:

  • Khung giờ buổi sớm: Đây là thời điểm tốt nhất để học các môn học lý thuyết, học thuộc lòng. Bởi giờ này, không khí có trường năng lượng trong lành, yên tĩnh, đầu óc sáng suốt. Do đó, não bộ của bé sẽ dễ tiếp nhận thông tin hơn. Để giữ được đầu óc tỉnh táo khung giờ này, cha mẹ nên cho bé đi ngủ sớm vào tối hôm trước, tập thể dục một chút sau khi thức giấc.
  • 8h – 10h: Thời điểm lý tưởng để học các môn xã hội, văn học, ngôn ngữ. Đây là những môn học đòi hỏi việc ghi nhớ, sáng tạo, ít liên quan đến tư duy logic.
  • 14h – 16h30: Khung giờ vàng cho các môn tự nhiên. Thời gian buổi chiều rất thích hợp để học các môn như toán, khoa học tự nhiên, vật lí – các môn đòi hỏi phải tính toán nhiều, tư duy logic.
  • Khung giờ buổi tối: Khoảng thời gian này, trẻ nên củng cố lại các kiến thức đã học được trước đó. Vì là thời điểm cuối ngày nên tránh những môn học quá nặng, sẽ khiến trẻ mệt mỏi.

Những tác nhân gây ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Những tác nhân gây ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ
Những tác nhân gây ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Với các trẻ năng động, nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung chủ yếu do các yếu tố sau:

  • Môi trường xung quanh có nhiều thứ hấp dẫn trẻ. Đặc biệt là các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại thông minh, Ipad,… Ánh sáng xanh của các thiết bị này không tốt cho trẻ nhỏ, còn có thể phá vỡ nhịp sinh học, cản trở giấc ngủ. Hơn thế nữa, tia bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử còn làm giảm khả năng phát triển của não bộ, khiến não trở nên thụ động.
  • Không gian ồn ào, gây xao nhãng : tiếng xe cộ, phương tiện đi lại, tiếng nói chuyện,…
  • Thiếu ngủ hoặc mất ngủ khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng
  • Không gian học tập không thoải mái: bàn học quá cao hay ghế cứng khiến bé bị đau lưng,…

Một trong những phương pháp lý tưởng nhất đó chính là cha mẹ nên trang bị cho con những trang thiết bị học tập tốt, giúp bé thoải mái nhất trong quá trình học tập. Cha mẹ có thể tham khảo các mẫu bàn học thông minh. Hiện nay, trên thị trường, BSUC tự hào là đơn vị tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực cung cấp và phát triển các sản phẩm thông minh cho trẻ em. Tại đây, công ty luôn mang đến cho khách hàng đa dạng các mẫu mã sản phẩm bàn, ghế học sinh thông minh, hiện đại cùng với những chính sách bảo hành, đổi trả, thủ tục đơn giản, đa dạng hình thức thanh toán.

Với thương hiệu uy tín, thiết kế hiện đại, sản phẩm chất lượng, công ty luôn làm việc với slogan “BSUC Trở Thành Trạng Nguyên”. Vì vậy, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn mua bàn học thông minh cho con tại website:https://banhocthongminhbsuc.com/ 

Trên đây, BSUC đã chia sẻ các cách giúp trẻ tập trung và nhớ lâu tới các bậc phụ huynh. Hy vọng cha mẹ đã có thêm được những thông tin bổ ích để có thể dạy trẻ một cách hiệu quả. Chúc các bậc cha mẹ thành công! BSUC luôn đồng hành cùng mẹ và bé.

Bạn có thích bài viết này không?
Hãy để lại bình luận. Phản hồi của các bạn sẽ giúp chúng tôi cải tiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *