Làm thế nào để nuôi dạy con cái an toàn?

Làm thế nào để nuôi dạy con cái an toàn? Chúng ta vẫn luôn tự hỏi nhau vấn đề đó! Các bậc cha mẹ yên tâm, ở bài viết này BSUC sẽ mách bậc phụ huynh chỉ cần làm tốt 9 điều này!

Làm thế nào để nuôi dạy con cái an toàn?

Cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của trẻ

Mỗi lời nói và hành động đều có ảnh hưởng sâu sắc đến đứa trẻ. Và khi đứa trẻ lớn lên, các lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu tâm lý khác nhau. Nếu cha mẹ không hiểu được nhu cầu tâm lý và quy luật phát triển của con cái, rất dễ khiến trẻ bị tụt lại phía sau. Vậy, bạn có hiểu con mình không? Những gì bạn bỏ ra cho con có phải là thứ mà con cần hay thích không?

Hãy cũng BSUC tìm hiểu 9 điều cha mẹ cần làm cho con trẻ nhé!

1. Gieo hành vi, gặt thói quen

Nhà giáo dục nổi tiếng Bacon từng nói: Giáo dục thực chất là hình thành thói quen từ rất sớm. Một nhiệm vụ quan trọng đối với lớp một và lớp hai, đó chính là trau dồi thói quen học tập tốt ở trẻ. Phát triển thói quen tốt càng nhiều, năng lực của con người sẽ càng lớn mạnh.

2. Sự ham học hỏi và tò mò khiến việc học tập của trẻ trở nên chủ động hơn

Trẻ em lớp 3 và lớp 4, bắt đầu có mong muốn khám phá. Ở độ tuổi này, con không còn thấy hài lòng với trạng thái “thầy dạy gì, trò học nấy” mà là tích cực suy nghĩ về ý nghĩa của việc học, dành nhiều thời gian và sức lực để khám phá những điều mình hứng thú.

Cha mẹ thông minh, hãy nắm bắt cơ hội này, hãy quan sát cẩn thận trong cuộc sống của con, tình yêu đích thực của con bạn nằm ở đâu.

3. Đồng hành cùng những nhóm bạn ưu tú, tương lai của trẻ sẽ không tệ

Ở lớp năm và lớp sáu, ý thức độc lập và tự chủ bắt đầu tăng lên, và chúng thay đổi từ việc không rời cha mẹ sang gắn bó với bạn bè đồng trang lứa. Việc khuyến khích trẻ kết bạn với những người lương thiện, ngay thẳng và ham học hỏi, đồng hành cùng những người bạn xuất sắc, tương lai của đứa trẻ sẽ tươi sáng.

4. “Cha mẹ – con cái” sau đó mới là “giáo dục” 

Vừa bước vào bậc trung học cơ sở, khối lượng bài tập ngày càng nặng nề cùng với sự thay đổi đột ngột của môi trường xung quanh sẽ mang lại cảm giác khó chịu cho trẻ.

Trẻ em khi vào trung học cơ sở, tính cách trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, ở giai đoạn này, cha mẹ cần để ý đến suy nghĩ của con nhiều hơn, để con hiểu hơn về mối quan hệ giữ cha mẹ và con, sau đó mới đến giáo dục ở trường lớp.

5. Hãy để trẻ “1 lần được chiến thắng”

Giới giáo dục thường coi lớp 8 của trường trung học cơ sở là “thời kỳ nguy hiểm“. Sự phát triển nhanh chóng của cơ thể và những nhu cầu tâm lý chuyển biến mạnh mẽ của tuổi mới lớn, nó sẽ khiến cho sự phát triển tâm lý của trẻ cực kỳ bất ổn.

Cha mẹ nên học cách thể hiện sự mềm mỏng với con cái một cách thích hợp. Cho trẻ nhiều tự do và được tôn trọng, Đó là sự thông minh của việc “lấy nhu khắc cương”

6. Biết nghỉ ngơi thì cũng biết học tập

Nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng: Trẻ em lớp 9, tâm trí bắt đầu trở nên độc lập, học tập và kết quả học tập cũng bắt đầu tương đối ổn định. Ở giai đoạn này, hầu hết trẻ em đều bước vào trạng thái không cần sự thúc giục từ cha mẹ mà tự mình tiến về phía trước 

7. Lớp 10 là thời điểm khó khăn cần phải nhảy qua

So với quá trình chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở, Trung học cơ sở đến trung học phổ thông là một thử thách lớn hơn. Hãy thử nói chuyện với con bạn về những chủ đề thú vị và dễ chịu. Cha mẹ có thể nói về bất cứ điều gì, chỉ cần không nói về việc học.

Miễn là con bạn muốn nói chuyện với bạn, bạn có thể hiểu được trạng thái tâm lý của trẻ. Dần dần, trẻ sẽ chủ động hỏi bạn về những khó khăn trong học tập. Lúc này, hãy quay lại lập kế hoạch cho con cái, những gì đứa trẻ cảm thấy chính là hỗ trợ, không phải áp lực.

8. Đánh bại cô đơn và lo lắng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lớp 11 là giai đoạn trẻ có tỷ lệ phát sinh tình yêu cao nhất. Trong giai đoạn này các em ngày càng phải chịu nhiều áp lực từ mọi mặt của xã hội, các em rất cần được thấu hiểu và quan tâm. Yêu trong giai đoạn này là để tìm cảm giác được yêu, được coi trọng và được trân trọng.

Để trẻ tìm được cảm giác ổn định trong cuộc sống gia đình, trẻ cũng sẽ có nhiều khả năng bày tỏ tình cảm tốt với người khác giới hơn, chuyển biến thành động lực để nỗ lực học tập và sống có tâm.

9. Cùng con cái tiếp đón kỳ thi đại học

Trong năm lớp 12 của trường cấp 3, đối với mọi đứa trẻ. Đó là năm quan trọng nhất của cuộc đời. Điều quan trọng nhất, cha mẹ hãy là “bảo mẫu tâm lý” tốt cho con cái mới có thể khiến trẻ thẳng bước vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Theo chủ trương của Bộ Giáo dục, các bậc cha mẹ tương lai nên đóng vai trò là chuyên gia dinh dưỡng tâm lý, hướng dẫn học tập, đời sống, giám sát thói quen, người bạn quan tâm,…

Hãy cùng BSUC đóng góp, xây dựng một tương lại tốt cho con, ba mẹ nhé!

BSUC rất vui khi được đồng hành cùng các con trong một vài chặng đường của cuộc đời bằng sản phẩm chất lượng “bàn học thông minh, chống gù, chống cận” Chắp cánh tương lai cho trẻ em Việt.

Làm thế nào để nuôi dạy con cái an toàn?

 

Làm thế nào để nuôi dạy con cái an toàn?

 

Làm thế nào để nuôi dạy con cái an toàn?

 

Làm thế nào để nuôi dạy con cái an toàn?

 

Làm thế nào để nuôi dạy con cái an toàn?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

index Home showroom bsuc Showroom
Chat Zalo
Chat zalo
Gọi ngay
Gọi ngay